Nếu bạn đang cân nhắc về việc có nên sử dụng Channel Manager, hoặc bạn không chắc hệ thống này thực sự làm tăng doanh thu cho khách sạn, thì dưới đây sẽ là một số ý kiến của chúng tôi đáng để bạn phải suy nghĩ.
Điều quan trọng nhất!
Chúng tôi sẽ có rất nhiều những câu trả lời khác nhau dành cho mọi loại hình khách sạn, từ rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn và cực kỳ lớn.
Nếu khách sạn của bạn thực sự rất nhỏ, số lượng phòng chỉ dao động từ 1 đến 30 phòng, bao gồm những loại hình Airbnb, hay số lượng phòng của khách sạn có giới hạn, câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi đã đặt ra bên trên sẽ là “YES”. Hãy chú ý, đây là chữ “YES” rất lớn của chúng tôi, vậy tại sao nhỉ? Lý do thực sự cũng khá dễ hiểu, vì nếu bạn chỉ có một số lượng phòng nhất định, điều ngày đồng nghĩa bạn sẽ chẳng thể di chuyển khách đi bất cứ đâu khi xảy ra các trường hợp overbooking. Và nếu doanh thu chủ yếu của bạn đến từ các OTAs, thì việc sử dụng Channel Manager lại càng trở nên cấp thiết. Vấn đề overbooking sẽ khiến chúng ta đau đầu và tạo nên một vòng tròn không có lối ra, xoay quanh khách sạn, khách hàng và OTAs. Nếu những tình trạng này không được khắc phục triệt để, rất có thể khách sạn của bạn sẽ phải nhận những đánh giá tiêu cực từ phía khách hàng.
Với quy mô khách sạn từ nhỏ đến trung bình, hoặc có cơ số phòng dao động từ 31-80 phòng, đương nhiên, bạn sẽ có sẵn các phòng trống để xử lý trong các tình huống đặc biệt và không quá khó khăn để giải quyết như những khách sạn có quy mô rất nhỏ. Song, với những khách sạn có quy mô này, việc đạt được công suất phòng sử dụng không chỉ cao mà còn có thể vượt mức tỷ lệ trung bình hàng ngày. Channel Manager có thể giúp bạn thực hiện những công việc “tẻ nhạt” trong việc điều chỉnh giá để phản ảnh và dự báo tỷ suất sử dụng. E-commerce/ Revenue Manager cũng sẽ có sự phân bổ rộng hơn.
Với quy mô từ 80 phòng trở lên, lượng phòng trống dường như không còn là vấn đề cấp thiết, nhưng lúc này, bạn cần cân nhắc để tìm cách kết hợp tốt nhất giữa các đại lý B2B và B2C. Tùy thuộc vào mỗi thị trường mà khách sạn có thể sử dụng Channel Manager ở những cấp độ quản lý khác nhau như quản lý nhiều rate plans cho 1 loại phòng ở mỗi phân khúc thị trường, hay quản lý các chương trình khuyến mãi cho những thị trường cũng như trang đặt phòng khác nhau. Tuy nhiên, nếu khách sạn của bạn không thật sự quá tập trung vào mảng online, thì câu trả lời cho việc sử dụng Channel Manager, có thể sẽ là “ Không cần thiết”. Hoặc nếu khách sạn của bạn không có một E-commerce Manager/ Revenue Manager có đủ kinh nghiệm, có lẽ, Channel Manager cũng chưa thật sự cần đến. Đây là cách để bạn tiết kiệm chi phí, và khách sạn của bạn cũng có số lượng phòng trống đủ lớn để không phải quá khó khăn trong việc giải quyết những tình huống overbookings, đồng thời, vì bạn không quá quan tâm đến thị trường trực tuyến, nên chắc rằng bạn sẽ có đủ công việc cần làm cho những thị trường quan trọng khác.
Với khách sạn có quy mô hơn 300 phòng, sẽ có đôi chút lưỡng lự giữa “Yes” và “No”. Trừ phi bạn thuộc chuỗi khách sạn, hoặc sở hữu một số khách sạn, đồng thời, muốn quản lý thị trường trực tuyến một cách có hệ thống, tập trung, thì chắc rằng, Channel Manager sẽ là giải pháp cần thiết cho bạn. Nhưng sẽ là câu trả lời “Không” nếu trong trường hợp thị trường trực tuyến không phải là thế mạnh cũng như thị trường quan trọng của khách sạn bạn (do quy mô, các khách sạn lớn thường sẽ cần những nhóm doanh nghiệp để lấp đầy số lượng phòng thay vì FIT hay từ khách đặt trực tuyến). Và nếu bạn không muốn quản lý, hoặc chia sẻ số lượng phòng cho các Đại lý B2B, B2C thì việc sử dụng Channel Manager càng khó có thể xảy ra hơn nữa.
Tổng quan:
Suy nghĩ về việc những khách sạn có quy mô nhỏ thì sẽ không cần đến Channel Manager, thực sự là chưa chính xác, đặc biệt là những hình thức khách sạn gia đình, nơi những người chủ/ nhân viên thường sẽ phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, đồng thời, nguồn thu chủ yếu của họ lại đến từ trực tuyến (B2C). Bạn sẽ không có thời gian cho những công việc như cập nhật tình trạng phòng. Các đặt phòng sẽ thường xuyên được thay đổi, hoặc hủy bỏ, và cần được cập nhật, bổ sung liên tục, nhưng bạn lại quá bận rộn với những công việc như làm thủ tục check-in/ check-out cho khách, hay dọn dẹp phòng khi khách đã rời đi. Những khách sạn càng nhỏ thì việc cạnh tranh trên thị trường trực tuyến sẽ càng lớn, vì vậy, bạn cần một hệ thống sẽ giúp cho khách sạn mình được hiển thị nhiều hơn trên các kênh phân phối khác nhau. Từ những lý do đó, việc lựa chọn sử dụng Channel Manager thực sự sẽ rất có ý nghĩa.
Với những khách sạn có quy mô vừa phải sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các chiến lược nếu bạn muốn kết hợp hoặc chia sẻ lượng phòng của mình cho các Đại lý B2B và B2C. Nhắc lại một lần nữa về các chiến lược, nó sẽ phức tạp với nhiều rate plans/ chương trình khuyến mãi áp dụng trên từng hạng phòng. Sử dụng Channel Manager một cách hợp lý sẽ giúp bạn vượt qua những điều này, đồng thời cân bằng được tỷ lệ OCC với giá bán trung bình ngày của khách sạn. Các khách sạn ở cấp độ này thường tìm kiếm ở Channel Manager những tiêu chí nâng cao hơn, không chỉ cung cấp những tính năng cơ bản. Các báo cáo, thống kê và phân tích sẽ là chìa khóa để giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác.
Với những khách sạn có quy mô lớn và rất lớn, họ sẽ phải cân nhắc đến nguồn doanh thu chính sẽ đến từ trực tuyến hay sẽ đến từ các nhóm. Sẽ là không kinh tế nếu bạn dùng Channel Manager chỉ để đóng/ mở allotments. Các khách sạn có quy mô rất lớn hoặc các chuỗi khách sạn sẽ cân nhắc việc sử dụng Channel Manager nếu họ muốn được quản lý công việc kinh doanh trực tuyến từ một trung tâm hệ thống (hoặc họ có một team revenue chuyên biệt để quản lý khách sạn của mình).
Hệ thống đồng bộ hóa các kênh bán phòng trực tuyến (Channel Manager) – Bạn nghĩ mình có thực sự cần sử dụng?
May 31, 2021
Administrator
Distribution Channel
Gần đây
May 31, 2021
May 31, 2021
May 31, 2021